Ý nghĩa của ngưỡng cửa trong nhà gỗ Việt Nam cổ truyền

Ngưỡng cửa trong nhà gỗ Việt Nam không đơn thuần là cấu kiện phân biệt, ngăn cách giữa bên trong và bên ngoài nhà gỗ. Mà nó còn là cấu kiện có rất nhiều ý nghĩa về mặt văn hóa. Trong bài viết ngày hôm nay, chúng ta cùng nhau tìm hiểu ý nghĩa của cấu kiện này. 

Nhà gỗ gõ đỏ 3 gian

Vị trí của ngưỡng cửa trong căn nhà gỗ Việt Nam

  • Ngưỡng cửa là cấu kiện liên kết phía dưới chân hàng cột con.
  • Cấu kiện này đỡ lấy hệ thống cửa bức bàn và tạo sự vững chãi cho bộ khung nhà gỗ. 
Ngưỡng cửa là cấu kiện liên kết phía dưới chân hàng cột con
Ngưỡng cửa là cấu kiện liên kết phía dưới chân hàng cột con
  • Khi bước vào căn nhà gỗ Việt Nam cổ truyền ta sẽ thấy ngay ngưỡng cửa ở khu vực hiên có cao độ thường rơi vào tầm 30cm tính từ nền gạch.  
  • Ngưỡng cửa thường được làm bằng gỗ, cũng có một số nơi biến tấu làm ngưỡng cửa bằng đá, đục chạm hoa văn đẹp đẽ. 

Ý nghĩa của ngưỡng cửa trong căn nhà gỗ cổ truyền 

Không chỉ có ý nghĩa về mặt công năng, ngưỡng cửa còn có ý nghĩa về mặt văn hóa rất thú vị trong căn nhà gỗ Việt Nam.

Ngưỡng cửa là phần ngăn cách giữa không gian bên trong ngoài nhà 

Cấu kiện ngưỡng cửa chính là ranh giới ngăn cách giữa phần không gian bên trong và bên ngoài căn nhà gỗ cổ truyền. Để bước vào căn nhà gỗ Việt Nam cổ truyền mọi người phải dừng lại tại đây. 

Ngưỡng cửa là phần ngăn cách giữa không gian bên trong ngoài nhà 
Ngưỡng cửa là phần ngăn cách giữa không gian bên trong ngoài nhà

Sự phân chia này giúp cũng có ý nghĩa khá thú vị đó là ngăn ngừa vật nuôi, động vật đi vào bên trong nhà khi nhà đang mở cửa. Đó chính là một phần của lý do tại sao ngưỡng cửa lại làm cao như vậy. 

Ngưỡng cửa là cấu kiện tạo thẩm mỹ cho nhà gỗ Việt Nam

Chạy dọc các gian nhà gỗ là hệ thống ngưỡng cửa tạo thành một đường viền nổi bật khi ta quan sát từ xa. Ở một số căn nhà gỗ Việt Nam, phần ngưỡng cửa có đục chạm hoa văn rất đẹp hoặc trang trí bởi những họa tiết hoa văn nhỏ nhắn tạo ấn tượng cho căn nhà.

Ngưỡng cửa là cấu kiện tạo thẩm mỹ cho nhà gỗ Việt Nam
Ngưỡng cửa là cấu kiện tạo thẩm mỹ cho nhà gỗ Việt Nam

Ngưỡng cửa giúp cho kết cấu nhà gỗ Việt Nam vững chãi hơn

Ngưỡng cửa hay còn gọi là xà ngưỡng vốn là cấu kiện có ý nghĩa liên kết các cột con ở khu vực hiên lại với nhau, ngưỡng cửa nhà gỗ Việt Nam giúp cho kết cấu nhà được vững chãi. Đặc biệt ngưỡng sẽ giúp cho hàng cửa bức bàn cân bằng, không xô lệch trong quá trình sử dụng. 

Ngưỡng cửa giúp cho kết cấu nhà gỗ Việt Nam vững chãi hơn
Ngưỡng cửa giúp cho kết cấu nhà gỗ Việt Nam vững chãi hơn

Ngưỡng cửa thể hiện văn hóa tôn trọng chủ nhà của dân tộc ta

Không chỉ là cấu kiện liên kết cột, phân chia không gian, ngưỡng cửa được biết nhiều với ý nghĩa văn hóa, nhân văn mà nó mang lại. 

Ngưỡng cửa thể hiện văn hóa tôn trọng chủ nhà của dân tộc ta
Ngưỡng cửa thể hiện văn hóa tôn trọng chủ nhà của dân tộc ta

Ngưỡng cửa được làm cao trong căn nhà gỗ Việt Nam để khi khách đến chơi muốn bước vào trong phải cúi xuống nhìn chân để tránh vấp ngã khi bước qua ngưỡng cửa. Hành động cúi đầu thể hiện sự tôn trọng hay như một lời chào hỏi chủ nhà. 

Ngưỡng cửa biểu thị cho sự trách nghiệm của con người

Việc làm cao phần ngưỡng cửa còn có một mục đích khác đó là để khi dọn dẹp, quét tước trong nhà phải dừng ở đây để hót đi chứ không hất ra bên ngoài. Điều này có ý nghĩa giữ cho mọi thứ tốt xấu ở trong phạm vi nhà mình chứ không đẩy cả ra bên ngoài.

Ngưỡng cửa biểu thị cho sự trách nghiệm của con người
Ngưỡng cửa biểu thị cho sự trách nghiệm của con người

Từ một hành động nhỏ thể hiện cho sự trách nghiệm và sự răn dạy của cha ông về một lối sống trách nghiệm. Việc gì mình làm thì mình sẽ tự chịu trách nghiệm về hậu quả của nó chứ không đổ tại, đổ thừa cho bên ngoài. 

Dù chỉ là một cấu kiện nhỏ trong căn nhà gỗ Việt Nam ngưỡng cửa mang trong mình biết bao nhiêu ý nghĩa không chỉ về mặt công năng mà còn mặt văn hóa. Đó cũng chính là lý do vì sao nhà cổ truyền không chỉ là nơi ở mà còn là một không gian giàu thấm đậm tinh hoa văn hóa của dân tộc.

Giới thiệu đơn vị uy tín chuyên thi công nhà gỗ cổ truyền

  • Nhà gỗ Phúc Lộc thừa hưởng tinh hoa nghề làm nhà gỗ cổ truyền. Của làng nghề truyền thống xã Chàng Sơn, huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội.
  • Đến nay nhà gỗ Phúc Lộc đã thi công rất nhiều công trình. Như nhà gỗ 3 gian, 5 gian, nhà thờ họ, từ đường. Và các công trình nhà gỗ theo lối cổ truyền Bắc Bộ trên nhiều tỉnh thành cả nước. Mời quý vị và các bạn đi thăm quan nhà mẫu để biết nhiều hơn về sản phẩm chúng tôi
  • Nhà gỗ Phúc Lộc với đội ngũ tư vấn nhiệt tình sẵn sàng mời bạn thăm quan xưởng. Và tìm hiểu nghề làm nhà gỗ cổ truyền Việt Nam.
  • Nhằm giữ gìn kiến trúc văn hóa cổ truyền và tiếp nối sự nghiệp gia đình. Thạc sĩ, kiến trúc sư Nguyễn Huy Khiêm đã thành lập Nhà gỗ Phúc Lộc. Với mục tiêu kế thừa, phát huy tạo ra những sản phẩm nhà gỗ cổ truyền dân gian.
  • Xưởng nhà gỗ Phúc Lộc nằm cách xa trung tâm Hà Nội về phía tây 25km. Nằm dưới chân núi chùa Tây Phương, Thạch Thất, Hà Nội. Nơi đây nổi tiếng với làng nghề mộc lâu đời.
  • Nhà gỗ Phúc Lộc có 5 xưởng, sản xuất theo tổ đội. Với các nghệ nhân và đội ngũ thợ có nhiều năm kinh nghiệm làm nhà gỗ cổ truyền Bắc Bộ.
  • Nhà Gỗ Phúc Lộc luôn chú trọng chất lượng gỗ hàng đầu. Để đảm công trình nhà gỗ có tuổi thọ cao.
  • Quy trình lọc gỗ và xẻ gỗ của nhà gỗ Phúc Lộc hết sức khắt khe. Tất cả đều được giám sát chặt chẽ đảm bảo chất lượng của các sản phẩm nhà gỗ.

Thông tin về nhà gỗ Phúc Lộc

Số điện thoại: 0973812666

Nhận tư vấn thiết kế: Th.s kiến trúc sư Nguyễn Huy Khiêm

Xưởng sản xuất: xã Cần Kiệm, huyện Thạch thất, Tp Hà Nội (dưới chân núi chùa Tây Phương)

>Tham khảo thêm video về nhà gỗ truyền thống Bắc Bộ 

>Tham khảo thêm những dự án nhà gỗ đẹp 

About the author

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *