Nhà gỗ kẻ truyền được xây dựng chủ yếu bằng gỗ

Ý nghĩa bức tranh tứ quý Tùng – Trúc – Cúc – Mai ở nhà gỗ kẻ truyền

Với những đường nét tinh tế, bức tranh tứ quý Tùng – Trúc – Cúc – Mai đã mang đến cho nhà gỗ kẻ truyền một vẻ đẹp thanh tao, sang trọng. Bức tranh không chỉ là điểm nhấn cho không gian, mà còn là nơi gửi gắm những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Để hiểu hơn về ý nghĩa của bức tranh tứ quý Tùng – Trúc – Cúc – Mai trong nhà gỗ cổ truyền, mời các bạn tham khảo bài viết sau.

Video nhà thờ họ 3 gian có hậu cung

Tìm hiểu đôi chút về nhà gỗ kẻ truyền 

Nhà gỗ kẻ truyền là một loại hình nhà ở truyền thống mang đậm bản sắc văn hóa Việt Nam.  Loại nhà này được xây dựng chủ yếu bằng gỗ, với lối kẻ truyền độc đáo, tạo nên sự chắc chắn, bền bỉ và vẻ đẹp sang trọng, cổ kính. 

Nhà gỗ kẻ truyền được xây dựng chủ yếu bằng gỗ
Nhà gỗ kẻ truyền được xây dựng chủ yếu bằng gỗ

Nhà gỗ cổ truyền có thể là 3 gian hoặc 5 gian, được thiết kế thêm các chái ở bên cạnh tùy theo nhu cầu của gia chủ. Các chi tiết trang trí trong nhà gỗ cổ truyền thường được chạm khắc tinh xảo với các hoa văn truyền thống như: rồng phượng, tranh tứ quý, hoa sen, chữ Hán,…

Ý nghĩa của bức tranh Tùng – Trúc – Cúc – Mai ở nhà gỗ kẻ truyền

Từ bao đời nay, tranh tứ quý Tùng – Trúc – Cúc – Mai đã trở thành một biểu tượng văn hóa đặc sắc trong đời sống của người Việt. Bức tranh không chỉ tô điểm cho không gian nhà gỗ kẻ truyền thêm phần sang trọng, mà còn ẩn chứa những ý nghĩa sâu sắc sau đây:

“Tùng” – mang thần thái bậc quân tử

Tùng được biết đến như một loài cây có sức sống mạnh mẽ. Ngay cả các mảnh đất khô cằn nhất như đỉnh núi, các tảng đá;… Hay ở môi trường khắc nghiệt, lạnh lẽo cây Tùng vẫn mọc lên mạnh mẽ và vững chãi. Tựa như đấng anh quân, người quân tử dù có khổ cực, có khó khăn đến thế nào vẫn kiên cường chịu thương chịu khó mà vượt qua.

Hình ảnh Tùng trong bức tranh tứ quý với dáng vẻ thanh tao
Hình ảnh Tùng trong bức tranh tứ quý với dáng vẻ thanh tao

Hình ảnh Tùng trong bức tranh tứ quý với dáng vẻ thanh tao, uy nghi góp phần tạo nên vẻ đẹp sang trọng và tinh tế cho nhà gỗ kẻ truyền. Tạo nên giá trị văn hóa và thẩm mỹ cho kiến trúc truyền thống Việt Nam

“Cúc”  – mang vẻ đẹp sự của trường thọ và thanh cao

Trong bức tranh tứ quý, hoa Cúc tượng trưng cho mùa thu và có sức sống mãnh liệt. Do đó, hoa Cúc được xem là biểu tượng của sự trường thọ, sức khỏe dồi dào. Hoa Cúc cũng đại diện cho phẩm chất thanh cao, dù tàn úa cũng không rụng khỏi cành, giữ gìn phẩm giá dù gặp khó khăn.

Hoa Cúc trong bức tranh tứ quý là biểu tượng của sự trường thọ
Hoa Cúc trong bức tranh tứ quý là biểu tượng của sự trường thọ

“Trúc” – vẻ đẹp của sự kiên cường, ngay thẳng

Cây trúc trong bức tranh tứ quý nhà gỗ kẻ truyền mang nhiều ý nghĩa sâu sắc về mặt phong thủy và tinh thần. Thể hiện mong muốn của gia chủ về một cuộc sống tốt đẹp.

Cây trúc trong bức tranh tứ quý nhà gỗ kẻ truyền mang nhiều ý nghĩa
Cây trúc trong bức tranh tứ quý nhà gỗ kẻ truyền mang nhiều ý nghĩa

Bởi trúc là loài cây hiếm hoi có thể xanh tốt quanh năm, bất chấp sự khắc nghiệt của thời tiết. Đây là biểu tượng cho sự kiên cường, bất khuất, luôn giữ vững khí chất và phẩm giá dù gặp khó khăn. Thân trúc luôn vươn lên cao, dù bị gió bão vùi dập vẫn không gục ngã. Một biểu tượng cho sự ngay thẳng, chính trực, không chịu khuất phục trước cường quyền.

“Mai” – tài lộc và bình an 

Cây mai là một loài cây có nhiều ý nghĩa tốt đẹp trong văn hóa Việt Nam. Cây mai trong tranh tứ quý ở nhà gỗ kẻ truyền không chỉ là biểu tượng của mùa xuân mà còn mang nhiều ý nghĩa về sự thanh cao, tao nhã, kiên cường, bất khuất, may mắn và tài lộc.

Hoa mai trong bức tranh tứ quý mang lại may mắn, tài lộc
Hoa mai trong bức tranh tứ quý mang lại may mắn, tài lộc

Bởi theo quan niệm phong thủy, hoa mai có màu vàng, mang lại may mắn, tài lộc và thịnh vượng cho gia chủ. Hoa mai có nhiều cánh, nở vào mùa xuân, tượng trưng cho sự sinh sôi, nảy nở, bình an trong sự khởi đầu.

Vị trí của hoa văn Tùng – Trúc – Cúc – Mai ở nhà gỗ kẻ truyền

Với những ý nghĩa tốt đẹp trên, hoa văn Tùng – Trúc – Cúc – Mai ở nhà gỗ kẻ truyền cần được đặt đúng vị trí. Thông thường, vị trí của bộ tranh Tùng – Trúc – Cúc – Mai trong nhà gỗ cổ truyền thường được bố trí như sau:

  • Kẻ hiên: Đây là vị trí phổ biến nhất để trang trí hoa văn Tứ quý. Các nghệ nhân thường đục hóa rồng uốn lượn ôm lấy các cành Tùng – Trúc – Cúc – Mai. Vị trí này thể hiện sự uy nghi, sang trọng và đẳng cấp của ngôi nhà.
  • Cửa bức bàn: Hoa văn Tứ quý được chạm khắc tinh xảo trên các cánh cửa bức bàn. Vị trí này thể hiện mong muốn về sự sung túc, an khang và trường thọ cho gia chủ.
  • Bẩy cò: Hoa văn tứ quý Tùng – Trúc – Cúc – Mai thường được chạm khắc ở vị trí này. Góp phần tạo nên vẻ đẹp tinh tế, sang trọng cho nhà gỗ kẻ truyền. Đồng thời, mang lại ý nghĩa tốt đẹp về tài lộc, may mắn và sức khỏe cho gia chủ.
Cây trúc trong bức tranh tứ quý nhà gỗ mang nhiều ý nghĩa phong thủy
Cây trúc trong bức tranh tứ quý nhà gỗ mang nhiều ý nghĩa phong thủy
Cửa bức bàn mặt nhìn từ bên trong
Cửa bức bàn mặt nhìn từ bên trong
Cận cảnh hoa văn cửa bức bàn phòng thờ
Cận cảnh hoa văn cửa bức bàn phòng thờ

Lời kết

Bức tranh tứ quý Tùng – Trúc – Cúc – Mai trong nhà gỗ kẻ truyền là một nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam. Góp phần tô điểm cho không gian nhà gỗ cổ truyền thêm sang trọng và mang ý nghĩa tinh thần sâu sắc. Nếu bạn đang có nhu cầu tìm hiểu sâu hơn về bức tranh này, hãy liên hệ với Nhà Gỗ Phúc Lộc để được tư vấn cụ thể hơn.

Thông tin về nhà gỗ Phúc Lộc

Số điện thoại: 0973812666

Nhận tư vấn thiết kế: Th.s kiến trúc sư Nguyễn Huy Khiêm

Xưởng sản xuất: xã Cần Kiệm, huyện Thạch thất, Tp Hà Nội (dưới chân núi chùa Tây Phương)

>Tham khảo thêm video về nhà gỗ truyền thống Bắc Bộ 

>Tham khảo kiến thức nhà gỗ

About the author

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *