Kết cấu phần mái nhà gỗ kẻ truyền có gì đặc biệt

Mái nhà gỗ kẻ truyền là một trong ba phần quan trọng của ngôi nhà. Không đơn thuần chỉ là nơi che nắng, che mưa mà đây còn là nơi thể hiện vẻ đẹp và đặc trưng riêng của ngôi nhà. Hãy cùng nhau đi tìm hiểu về kết cấu của một ngôi nhà gỗ kẻ truyền ra sao.

Video lợp ngói nhà gỗ lim 3 gian

Tầm quan trọng của phần mái của nhà gỗ kẻ truyền

Ngôi nhà gỗ 5 gian có phần mái rất đẹp
Ngôi nhà gỗ 5 gian có phần mái rất đẹp
  • Mái nhà gỗ kẻ truyền có vai trò hết sức quan trọng, không chỉ che nắng, che mưa cho ngôi nhà đây còn là nơi thể hiện vẻ đẹp của nét nhà gỗ.
  • Phần mái có chắc chắn thì căn nhà mới có thể đảm bảo được chất lượng và tuổi thọ theo năm tháng. Khác với nhiều căn nhà hiện đại, mái nhà gỗ kẻ truyền thường được làm từ các chất liệu riêng, đơn sơ và mộc mạc.
Hoành của nhà gỗ cổ truyền
Hoành của nhà gỗ cổ truyền
  • Mái nhà gỗ kẻ truyền với độ dốc 68% thoát nước tốt, sau thời gian sử dụng mái sẽ có lớp rêu phong rất đẹp và ấn tượng. Đây cũng là một đặc trưng của nhà gỗ cổ truyền.
Cận cảnh phần mái ngói
Cận cảnh phần mái ngói

Kết cấu mái của nhà gỗ cổ truyền gồm các phần gì?

Người thợ đang lợp ngói
Người thợ đang lợp ngói

Phần mái của nhà gỗ được cấu tạo nên từ nhiều phần khác nhau. Trong đó phải kể đến những cấu kiện sau đây:

  • Hoành: Là dầm chính của phần mái, được gác lên các ván dong của nhà gỗ, với tác dụng đỡ phần mái, có chiều ngang theo chiều dài của ngôi nhà và được đặt vuông góc với khung nhà cổ truyền.
  • Rui: Là dầm phụ trung gian, được thiết kế theo chiều dốc của mái và đặt lên hệ thống hoành. Có kích thước nhỏ hơn hoành và lớn hơn mè của nhà gỗ. Rui thường được lợp 2 lớp để tạo độ chắc chắn cho căn nhà.
  • Mè: Là một cấu kiện được giằng ngang các lớp rui, có kích thước rất bé nhằm để giữ ngói và gạch màn thêm phần chắc chắn. Đây cũng là một trong những cấu kiện hết sức quan trọng và chắc chắn.
  • Ngói ta thủ công: Nhà gỗ cổ truyền thường được lợp bằng ngói ta nung thủ công, một trong những loại ngói chất lượng nhất hiện nay. Ngói ta này được làm từ đất nung, có độ cách nhiệt cao, chống va đập tốt và có tác dụng giải nhiệt cho căn nhà gỗ cổ truyền

Ngoài ra nhà gỗ cổ truyền ở phần kết cấu mái còn không thể nào thiếu các phần như: câu đầu, thượng lương, hệ thống các kẻ ngồi, các loại xà. Tất cả được kết cấu với nhau để tạo nên một bộ khung vững chắc nhất cho nhà gỗ kẻ truyền.

>Xem thêm: Những phần tiểu cảnh nhà cổ không thể thiếu trong nhà gỗ kẻ truyền

Phần mái đã được lợp xong
Phần mái đã được lợp xong

Các lưu ý khi lợp mái nhà gỗ cổ truyền

  • Người thợ lợp mái cần có kỹ năng, kinh nghiệm hiểu biết về nét nhà cổ truyền
  • Trong quá trình lợp mái phải đảm bảo độ an toàn lao động. Các lớp mái được lợp phải đảm bảo độ thẳng đều, chắc chắn, tránh bị đảo ngói nhiều lần trong quá trình sử dụng.
  • Chất liệu ngói của nhà gỗ cổ truyền phải đảm bảo là loại ngói tốt, đạt tiêu chuẩn cách nhiệt cho ngôi nhà.

Như vậy chúng ta vừa tìm hiểu về kết cấu của phần mái của nhà gỗ kẻ truyền. Mong rằng những thông tin này sẽ cho bạn những điều bổ ích nhất. Để thi công nếp nhà này vui lòng liên hệ với chúng tôi nhà gỗ Phúc Lộc, một đơn vị thi công uy tín và chất lượng trên thị trường hiện nay.

>Xem thêm những video hay về nhà gỗ cổ truyền Bắc Bộ

>Xem thêm đặc trưng của mẫu nhà gỗ 5 gian cổ truyền

About the author

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *