Kẻ ngồi của nhà gỗ cổ truyền

Những cấu kiện nhà gỗ cổ truyền Bắc Bộ có cái tên độc đáo

Nhà gỗ cổ truyền Bắc Bộ là một nếp nhà truyền thống được phân bố chủ yếu là vùng đồng bằng và trung du Bắc Bộ. Một kiểu nhà hết sức gần gũi với đời sống người dân, bởi sự giản dị mộc mạc. Những cấu kiện để làm nên căn nhà cũng có tên gọi độc đáo. Ở nội dung hôm nay chúng tôi xin giới thiệu về một số cấu kiện có tên gọi thú vị.

Xem video về hoa văn trên kẻ hiên nhà gỗ

Nhà gỗ cổ truyền Bắc Bộ là gì?

Trong kiến trúc nhà gỗ cổ truyền Bắc Bộ được hình thành nên từ 3 phần chính đó là: hệ thống cột, kết cấu mái và những hoa văn chạm khắc, trong đó chia nhỏ thành vô vàn cấu kiện khác nhau. Nhà Bắc Bộ thường chia thành các gian lẻ 3 gian, 5 gian…Dành làm nơi thờ cúng tổ tiên và nghỉ ngơi sinh hoạt cho gia đình.

Kiểu nhà này lựa chọn chất liệu là các loại gỗ tự nhiên có chất lượng tốt cụ thể như: gỗ gõ đỏ, gỗ lim, gỗ hương, gỗ mít…Xung quanh nhà được bố trí phần sân rộng rãi, nhiều cây cối, cây ăn quả được bố trí tạo cảnh quan đẹp mắt.

>Xem thêm: Tiêu chí đánh giá thiết kế nhà gỗ đẹp theo lối cổ Bắc Bộ

Những cấu kiện nhà gỗ cổ truyền Bắc Bộ có cái tên độc đáo

  • Câu bát

Câu bát của nhà gỗ cổ truyền
Câu bát của nhà gỗ cổ truyền

Câu bát là cấu kiện có ở vì thuận của ngôi nhà, liên kết các đầu đỉnh của cột cái với nhau. Với chức năng là nâng đỡ và hỗ trợ một phần lực cho con rường phía bên trên

Nhìn vào câu bát chúng ta thấy những đường cong uốn lượn. Giúp cho vì thuận nhà gỗ trở nên mềm mại và thanh thoát hơn. Ngoài ra, trên câu bát còn được chạm khắc hoa văn lá lật tinh tế, góp phần làm nên vẻ đẹp của tổng thể nhà gỗ cổ truyền.

  • Quá giang

Quá giang của nhà gỗ cổ truyền
Quá giang của nhà gỗ cổ truyền

Quá giang được thiết kế với kích thước phù hợp với ngôi nhà gỗ cổ truyền. Quá giang nằm trong bộ vì của nhà gỗ cổ truyền. Được nối từ cột cái ra đến cột con của căn nhà, trốn một cột cái, với chức năng nâng đỡ và chịu lực tốt.

Chất liệu của quá giang được sử dụng những loại gỗ tự nhiên có độ bền cao như: gỗ lim Nam Phi, gỗ gõ đỏ Nam Phi. Đây là cấu kiện có chức năng vô cùng quan trọng trong tổng thể bộ khung nhà gỗ. Hoa văn được chạm khắc trên quá giang cũng rất đơn giản và nhẹ nhàng đó là hoa lá lật đục chạm nhẹ ở phần đầu.

  • Kẻ ngồi

Kẻ ngồi của nhà gỗ cổ truyền
Kẻ ngồi của nhà gỗ cổ truyền

Kẻ ngồi là điểm nối nằm ở giữa vì kèo, liên kết từ cột cái sang cột hậu của ngôi nhà gỗ cổ truyền. Thiết kế này được mô phỏng theo dáng con mèo đang ngồi (đây là khuôn mẫu truyền thống chuẩn để nói về kẻ ngồi)

Kẻ ngồi có đầu kẻ được đục chạm đầu rồng hoặc hóa rồng, thân kẻ chạm khắc lá vĩ long tinh tế. Tạo nên vẻ đẹp hài hòa giữa các cấu kiện với nhau.

Chạm khắc kẻ ngồi rất công phu nhằm căn độ chuẩn tạo lỗ ghép khít thành sao cho các mộng khít nhau, thế nhưng vẫn phải đảm bảo tính thẩm mỹ. Do đó người chạm khắc kẻ ngồi phải là những nghệ nhân giỏi, có con mắt tinh tường và tay nghề cao.

  • Con lạ của nhà gỗ cổ truyền Bắc Bộ

Con lạ của nhà gỗ cổ truyền
Con lạ của nhà gỗ cổ truyền

Con lạ được đặt trên vì đốc, trên con lạ là dép nóc, dưới là con rường và lá bát và cuối cùng là câu bát (lá câu bát hay còn gọi là lá cổ hoặc lá long cổ). Chức năng của con lạ đó là nâng đỡ thượng lương cho ngôi nhà gỗ.

Cấu kiện con lạ là một phần không thể thiếu, giúp trang trí cho không gian nhà gỗ thêm phần độc đáo. Các con lạ được đục chạm bởi những nghệ nhân có tay nghề, thổi được nét hồn cốt cho không gian ngôi nhà cổ truyền.

  • Đố lụa của nhà gỗ cổ truyền Bắc Bộ

Đố lụa của nhà gỗ cổ truyền
Đố lụa của nhà gỗ cổ truyền

Đố lụa là một phần không thể thiếu ở các ngôi nhà gỗ Bắc Bộ. Có vị trí nằm giữa các cột cái và cột con. Với thiết kế tinh tế, đơn giản đố lụa vừa là vách ngăn của ngôi nhà, đồng trang trí cho căn nhà thêm sang trọng và tạo nét kiến trúc hài hòa.

Đố lụa được làm từ chất liệu gỗ tự nhiên chủ yếu như: gỗ lim, gỗ gõ đỏ, gỗ mít…. Có hình dáng của những dải lụa chạy dài từ trên xuống tạo thành của vách nhà gỗ cổ truyền.

  • Xà lòng của nhà gỗ cổ truyền Bắc Bộ

Xà long của ngôi nhà gỗ cổ truyền
Xà long của ngôi nhà gỗ cổ truyền

Xà lòng có vị trí liên kết các hàng cột cái của khung nhà, được nối từ cột cái bên này sang cột cái bên kia. Là kiểu xà nằm ngang nhà, giúp cố định các cột với nhau và có chức năng chịu lực dàn đều. Xà lòng được thiết kế đơn giản, ít họa tiết, thể hiện được nét mộc mạc và giản dị của nhà cổ truyền. Xà lòng là cấu kiện có ở cả nhà đủ cột và nhà trốn cột.

Vừa rồi chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về những cấu kiện của nhà gỗ cổ truyền Bắc Bộ. Mong rằng với những thông tin trên đây sẽ giúp các quý vị và các bạn hiểu thêm về nét nhà cổ truyền. Và thêm yêu những giá trị kiến trúc mà cha ông ta đã để lại. Nếu bạn muốn tham khảo nhiều hơn các dự án nhà gỗ, vui lòng lựa chọn những đơn vị uy tín và chất lượng, cụ thể như nhà gỗ Phúc Lộc, một đơn vị có tiếng trong làm nhà cổ truyền

>Tìm hiểu thêm các kiến thức nhà gỗ 

About the author

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *