Kết cấu phần mái nhà gỗ cổ truyền có điểm gì đặc biệt?

Đối với nhà gỗ cổ truyền mái được xem là bộ phận quan trọng. Mái nhà gỗ cổ truyền với tác dụng bảo vệ căn nhà khỏi yếu tố bên ngoài và các tác động của thời tiết. Trong nội dung bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về kết cấu của phần mái sẽ bao gồm những gì, có khác so với nhà hiện đại hay không.

Khái niệm về mái nhà gỗ cổ truyền

Là một trong ba bộ phận chính được cấu tạo nên ngôi nhà gỗ cổ truyền . Mái của nhà gỗ cổ truyền được đỡ bằng kẻ hoặc bẩy. Được thiết kế 2 mái, 4 mái hoặc 8 mái, với độ dốc được tính toán kỹ lưỡng lên đến 68%, giúp thoát nước cao. Tùy theo nếp nhà, kiến trúc mà gia chủ lựa chọn kiến trúc sư sẽ tư vấn kỹ nhất.

Mái ngói truyền thống Bắc Bộ giúp bảo vệ căn nhà gỗ khỏi những yếu tố bên ngoài và tác động của thời tiết như: mưa, nắng, bão, gió…Đây là cấu kiện có tính thẩm mỹ cao, chứa đựng nhiều ý nghĩa thiết thực trong cuộc sống. Nó thể hiện được phẩm chất và tính hồn hậu của người dân Bắc Bộ. Do đó căn nhà Bắc Bộ muốn hoàn chỉnh thì không thể thiếu phần mái.

Hình ảnh mái ngói với lớp rêu phong phủ đầy, được lợp ngói ta thủ công hoặc ngói âm dương. Kết cấu của phần mái tương đối phức tạp với nhiều cấu kiện nhỏ khác nhau. Được tính toán chi tiết kích thước và tỉ mỉ từng cấu kiện. Tạo nên một bộ khung mái đầy vững chắc.

Căn nhà gỗ 5 gian được lợp ngói ta thủ công (nguồn internet)
Căn nhà gỗ 5 gian được lợp ngói ta thủ công (nguồn internet)
Hình ảnh người thợ đang chuẩn bị lợp mái (nguồn internet)
Hình ảnh người thợ đang chuẩn bị lợp mái (nguồn internet)

Kết cấu phần mái nhà gỗ cổ truyền Bắc Bộ

Có thể rất nhiều người chưa biết, mái nhà gỗ truyền thống được cấu tạo nên từ nhiều bộ phận khác nhau. Và sau đây chúng tôi sẽ thông tin chi tiết cho quý vị từng cấu kiện của mái nhà.

  • Hoành: Là các dầm đỡ chính của mái, được đặt theo phương nằm ngang với chiều dài nhà và đặt vuông góc với khung nhà. Liên kết với các cấu kiện khác tạo thành một bộ khung chắc chắn.
  • Rui: Là dầm phụ của căn nhà, được đặt ngược với hoành nằm theo chiều dốc mái, gối lên các thanh hoành có kích thước nhỏ hơn hoàn. Đây là hệ thống tương trợ cho việc nâng đỡ.
  • Mè: Là những dầm phụ có kích thước nhỏ, có vị trí trực giao với rui và song song với hoành. Khoảng cách này rất nhỏ chỉ đủ để lợp mái ngói.
  • Gạch màm: Được làm từ chất liệu đất nung là loại gạch lá nem đơn. Với tác dụng đỡ ngói và tạo độ phẳng cho phần mái, giúp chống nóng, chống thấm dột. Gạch màn được người thợ đặt trực tiếp trên lớp mè.
  • Ngói lợp: Sử dụng ngói mũi hài hoặc ngói ta nung thủ công, ngói vẩy rồng. Được lợp trực tiếp lên hệ thống kết cấu mái, có thể gia cố thêm bằng một lớp đất sét.

Vai trò của mái nhà gỗ truyền thống 

  • Mái nhà không chỉ làm nhiệm vụ che nắng, chắn gió mưa, cách nhiệt và đảm bảo an toàn cho ngôi nhà. Nó còn góp phần quan trọng trong việc tạo nên diện mạo kiến trúc của ngôi nhà đó. Vậy nên mái nhà gỗ cổ truyền sẽ hết sức quan trọng.
  • Mái ngói giúp cho nhà gỗ mang vẻ đẹp hoài cổ, sang trọng và độc đáo. Kiểu mái này giúp phân biệt và là đặc trưng chỉ có của nhà gỗ cổ truyền.
  • Tính thẩm mỹ của kết cấu mái ngói nhà gỗ cũng ít nền kiến trúc nào có thể vượt qua. Chứng tỏ được sự khéo léo, tinh tế và sáng tạo của cha ông ta ngày xưa.

Từ những điểm đặc biệt của phần kết cấu mái của nhà gỗ cổ truyền được giới thiệu ở trên. Mong rằng mọi người đã thêm hiểu về nét đẹp nhà gỗ cổ truyền. Để từ đó thêm giữ gìn và phát huy nền kiến trúc này.

About the author

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *