Hai nghi lễ không thể thiếu khi làm nhà gỗ cổ truyền Bắc Bộ

Để quá trình thi công nhà gỗ cổ truyền Bắc Bộ được diễn ra suôn sẻ và thuận lợi. Thì chúng ta cần thực hiện những nghi lễ quan trọng như phạt mộc và cất nóc. Ý nghĩa của những nghi lễ này là cầu mong sự tốt đẹp, may mắn trong quá trình làm nhà.

Khái quát về nhà gỗ cổ truyền Bắc Bộ

Nhà gỗ cổ truyền Bắc Bộ chính là niềm tự hào của người dân nơi đây. Hình ảnh mái nhà ngói đỏ, sân vườn rộng, hàng cau, hàng chuối trước và sau nhà. Tạo nên một nét đẹp thôn quê, đầy cổ kính. Chính vì vậy đây chính là nếp nhà gỗ cổ truyền lý tưởng cho

Căn nhà gỗ truyền thống được xây dựng với kết cấu rõ ràng, mạch lạc. Là sự kết nối với nhau bởi các mộng. Nhà được thiết kế với một hướng cửa chính nhất định, bao gồm các phần như: hệ thống cột, xà, kẻ, quá giang, mái nhà, hệ thống các hoa văn chạm khắc. Đặc biệt hơn còn có sự kết hợp của sân vườn, ao nước và các loại cây phổ biến như: cây cau, cây mít, cây chuối…

Hình ảnh của nghi lễ phạt mộc nhà gỗ cổ truyền
Hình ảnh của nghi lễ phạt mộc nhà gỗ cổ truyền

Nghi lễ phạt mộc

Đầu tiên là nghi lễ phạt mộc, một trong những nghi lễ diễn ra đầu tiên trước khi bắt tay vào làm nhà gỗ cổ truyền. Phạt mộc được diễn ra nhằm cầu mong cho việc thi công nhà gỗ được diễn ra thuận lợi và gặp nhiều may mắn.

Đồ cúng lễ phạt mộc, ngày giờ phạt mộc được gia chủ lựa chọn và chuẩn bị một cách kỹ lưỡng nhất. Nghi lễ phạt mộc được thực hiện tại xưởng nhà gỗ cổ truyền. Người thực hiện nghi lễ bao gồm: gia chủ, đơn vị thi công, bác thợ cả của nhà gỗ cổ truyền.

Lễ phạt mộc được diễn ra trong bầu không khí nghiêm trang. Sau khi phần lễ được làm xong, thì tiếp theo là bước phạt mộc của bác thợ cả và gia chủ. Ở bước này bác thợ cả sẽ lấy rìu đẽo vào cột nóc của căn nhà đó. Đây chính là công đoạn đầu tiên giúp cho việc bắt đầu thi công nhà gỗ tại xưởng.

Nghi lễ cất nóc của nhà gỗ cổ truyền
Nghi lễ cất nóc của nhà gỗ cổ truyền

Nghi lễ cúng cất nóc

Nghi lễ quan trọng thứ hai đối với nhà gỗ cổ truyền đó là lễ cất nóc. Cất nóc được thực hiện sau khi phần khung nhà đã được hoàn thiện. Thực hiện lễ cất nóc là mong cho ngôi nhà được vững chắc, quá trình làm nhà và sinh sống sau này được diễn ra suôn sẻ và theo đúng tôn ti trật tự. Người xưa có câu “con không cha như nhà mất nóc” ở đây nóc nhà được ví như người đàn ông trụ cột trong gia đình.

Cất nóc được thực hiện tại nơi mà ngôi nhà được xây dựng. Đồ cúng lễ cất nóc, ngày giờ cất nóc được xem xét một các kỹ lưỡng và cẩn thận trước đó. Khi đã thực hiện xong lễ cúng cất nóc. Thì bác thợ cả và chủ nhà sẽ lên phần nóc nhà để thực hiện đặt thanh nóc đầu tiên và khung của căn nhà gỗ cổ truyền

Thanh nóc của căn nhà được bọc trong vải đỏ, trong vải có một ít tiền lộc. Để khi đặt thanh nóc lên nhà thì phát lộc xuống bên dưới. Ý nghĩa của nghi lễ cất nóc chính là cầu mong cho việc thi công được diễn ra một cách thuận lợi nhất. Sau nghi lễ cất nóc thì chủ nhà có thể mời bà con họ hàng chung vui bằng bữa cơm thân mật.

Những lưu ý khi làm nhà gỗ cổ truyền Bắc Bộ

Bên cạnh hai nghi lễ quan trọng khi làm nhà gỗ cổ truyền Bắc Bộ. Thì để căn nhà được thi công thuận lợi cần lưu ý một số điều sau đây.

  • Lựa chọn kỹ nguyên liệu và chất lượng đầu vào khi thi công nhà gỗ cổ truyền.
  • Xem xét cẩn thận yếu tố về mặt phong thủy nhà, từ hướng nhà, tâm nhà, các bố trí ngoại cảnh, nội thất nhà gỗ cổ truyền.
  • Chuẩn bị tốt nhất về mặt tài chính, tránh làm gián đoạn công trình nhà gỗ đang thi công.
  • Thiết kế theo đúng phong cách của gia chủ, nhưng vẫn đảm bảo giữ nguyên được.

Ở những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp ở trên. Đã giúp quý vị tìm hiểu về hai nghi lễ quan trọng của nhà gỗ cổ truyền Bắc Bộ. Để từ đó thêm yêu nếp nhà này, luôn giữ gìn và phát huy những tinh hoa mà cha ông đã để lại.

About the author

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *