Khám phá những mẫu hoa văn chạm khắc trên nhà gỗ Bắc Bộ

Hoa văn trên nhà gỗ Bắc Bộ chính là nét đẹp văn hóa được bảo tồn và gìn giữ qua hàng nghìn đời nay. Tất cả được chạm khắc thủ công bằng tay, do những người nghệ nhân có nhiều năm kinh nghiệm. Vậy cụ thể trên nếp nhà này sẽ được chạm khắc những gì, xin mời quý vị cùng theo dõi những nội dung sau đây.

Tìm hiểu sơ lược về nhà gỗ Bắc Bộ

Nhà gỗ cổ truyền Bắc bộ là công trình được xuất hiện từ lâu đời. Là nếp nhà hết sức quen thuộc ở các vùng nông thôn Bắc Bộ. Căn nhà gỗ này được phân chia thành nhiều gian chái khác nhau. Các gian hầu như không có vách ngăn, chỉ được ngăn cách với nhau bởi các cột. Chất liệu làm nên những căn nhà là từ gỗ tự nhiên, cho nên rất thoải mái cho những ai sinh sống trong căn nhà.

Phần nổi bật của nhà nếp nhà gỗ Bắc Bộ chính là những hoa văn được chạm khắc thủ công bằng tay. Những hoa văn này đều chứa đựng rất nhiều ý nghĩa văn hóa. Vừa tôn lên vẻ đẹp của ngôi nhà truyền thống, vừa góp phần gìn giữ những phần kiến trúc cổ.

Mẫu hoa văn chạm khắc được đục chạm trên kẻ hiên (nguồn internet)
Mẫu hoa văn chạm khắc được đục chạm trên kẻ hiên (nguồn internet)
Hoa văn hình rồng của nhà gỗ Bắc Bộ ( nguồn internet)
Hoa văn hình rồng của nhà gỗ Bắc Bộ ( nguồn internet)

Những loại hoa văn được chạm khắc ở nhà gỗ cổ truyền

Sau đây sẽ là một số hoa văn được chạm khắc nhiều trên nhà gỗ cổ truyền Bắc Bộ.

  • Họa tiết các con giống

Các con giống như hình rồng, phượng, kỳ lân được chạm hóa là hình ảnh vô cùng quen thuộc của nhà gỗ cổ truyền. Đây là những hoa văn thể hiện cho sự giàu sang phú quý. Về những ước mơ về một mùa màng bội thu, mưa thuận gió hòa và cuộc sống sung túc của người Việt.

Những nghệ nhân chạm khắc hoa văn hình rồng đều là người phải có tay nghề, khéo léo và tỉ mỉ. Vậy nên đòi hỏi người thợ phải có kinh nghiệm, bởi không phải ai cũng có thể chạm nên cái hồn của các con giống. Nét đục chạm phải đủ sâu, sắc nét và cân đối.

  • Hoa văn chạm các bức tranh tứ quý

Nhắc đến bức tranh tứ quý nhiều người thường nghĩ ngay đến “tùng – cúc – trúc – mai”. Đây là những loại cây đặc trưng cho 4 mùa trong năm, mỗi mùa sẽ thể hiện cho khí hậu ở Việt Nam. Ý nghĩa của những bức tranh này là đại diện cho sức sống bền bỉ và chịu được sự khắc nghiệt của thời tiết.

Những bức tranh tứ quý với nhiều họa tiết sẽ thể hiện được sự tinh tế, kiên nhẫn và khéo léo khi làm nhà gỗ cổ truyền. Trải qua rất nhiều năm lịch sử kiểu nhà gỗ cổ truyền vẫn còn nguyên những hoa văn hết sức tinh tế này. Mẫu hoa văn này được chạm nhiều trên các cánh cửa bức bàn, vì thuận của ngôi nhà gỗ Bắc Bộ.

  • Hoa văn chạm khắc lá Vĩ Long

Kỹ thuật chạm khắc những hoa văn hình Vĩ Long không hề khó như những hoa văn bên trên. Nhưng vẫn phải yêu cầu người thợ phải có những nét chạm dứt khoát và uyển chuyển. Để làm cho những hoa văn có hồn và thêm sinh động. Đây cũng là mẫu họa tiết được chạm khắc phổ biến trên nếp nhà gỗ cổ truyền.

  • Hoa văn các hình khối

Các hình khối được đan xen vào nhau tạo nên sự lạ mắt, ấn tượng và độc đáo trên nếp nhà gỗ cổ truyền. Những hoa văn này được chạm khắc nhiều trên các mẫu cửa bức bàn, chân cột, các phần tường hậu…Những hình khối cũng sẽ đòi hỏi những kỹ thuật cao, sự am hiểu về nhà gỗ cổ truyền. Các đường nét chạm phải vừa nông, vừa sâu.

Những lưu ý khi chạm khắc các hoa văn

Để có thể chạm khắc được những hoa văn trên nếp nhà gỗ cổ truyền. Những người thợ đục chạm phải trải qua quá trình học hỏi dài. Trong chạm khắc cần lưu ý một số điều sau đây.

  • Người thợ chạm phải am hiểu về các mẫu hoa văn trên nhà gỗ cổ truyền Bắc Bộ.
  • Các hoa văn chạm khắc phải có độ nông sâu vừa phải. Các đường chạm phải chính xác, uyển chuyển sao cho đủ độ.
  • Hoa văn cũng như một bức tranh, người thợ chạm phải mô tả cho hợp lý và làm nên cái hồn của tác phẩm.

Đây là những hoa văn được đục chạm nhiều ở nhà gỗ cổ truyền. Nó không chỉ giúp căn nhà tăng thêm tính thẩm mỹ của ngôi nhà. Mà còn là sự giữ gìn những tinh hoa văn hóa mà cha ông đã để lại.

About the author

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *